Tháng 6 này, nhiều địa phương trong cả nước sẽ có nhiều lễ hội đặc sắc. Tiêu biểu như hội chọi trâu Phù Ninh, lễ hội cúng biển Mỹ Long…
1. Phú Thọ
* Hội chùa Thắm
Thời gian: 5/5 âm lịch.
Địa điểm: Xã Võ Lao, huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ.
Đối tượng suy tôn: Đức Phật, Thần Núi, Thần Nước, Thần Nông.
Đặc điểm: Lễ dâng cúng” Bà Chúa mở cửa rừng” có oản, bánh gùn (bánh tro).
Tham quan danh thắng: hang Bà Chúa, Giếng Ngọc, hang Bát Mắm, hang Bụt, hang Thề…
* Hội chọi trâu Phù Ninh
Thời gian: 5/5 âm lịch.
Địa điểm: Xã Phù Ninh, huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ.
Đối tượng suy tôn: Vua Hùng và các tướng lĩnh, Thành hoàng làng.
Đặc điểm: Diễn trò chọi trâu để tưởng nhớ vua Hùng theo tích xưa vua Hùng đi săn qua đây diệt hai con hổ đang đánh nhau.
2. Vĩnh Phúc
* Hội làng Bồ Sao
Thời gian: 15 – 16/5 âm lịch.
Địa điểm: Xã Bồ Sao, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc.
Đối tượng suy tôn: Đông Hải Đại Vương.
Đặc điểm: Trò trình nghề nông: dân đóng các vai người đi cày, người đi bừa, người quăng mạ…
Ngày 16/5 lễ rước mạ lên kiệu đến đền Đuống, mâm mạ được đặt lên bàn thờ lễ thần, sau đó đem ra cấy
* Hội làng Cựu Ấp
Thời gian: 10/5 âm lịch.
Địa điểm: Xã Liên Châu, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc.
Đối tượng suy tôn: Tam Giang Đại Vương Thổ Lệnh.
Đặc điểm: Tục đua thuyền cướp kén: thuyền đua xuất phát từ đình Chải, bơi sang làng Xuân Viên bên kia sông cướp né kén đem về lấy may.
* Hội Yên Lập (trong tháng 5 âm lịch)
Thời gian: 25 – 27/5 âm lịch.
Địa điểm: Xã Yên Lập, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc.
Đối tượng suy tôn: Đăng Đạo Song Nga, âm phù Hai Bà Trưng.
Đặc điểm: Lễ trình Thánh, đón Ngài về dự hội trên ba thuyền ghép lại, thi bơi trải.
3. Hưng Yên
* Hội Thanh Sầm
Thời gian: 2/5 âm lịch.
Địa điểm: Huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên.
Đối tượng suy tôn: Thành Hoàng là Hướng Thiện, Đạo Quang (thời Hùng Duệ Vương) đã có công đánh quân Thục.
Đặc điểm: Hội tưởng niệm ngày hóa của Thành Hoàng.
4. Hà Tây
* Hội đình Văn Khê Thời gian: 17 – 18/5 âm lịch
Địa điểm: Xã Nghĩa Hương, huyện Quốc Oai, tỉnh Hà Tây
Đối tượng suy tôn: Hai vị thành hoàng làng, con của Lạc Long Quân và Âu Cơ.
Đặc điểm: Lễ rước nước, đấu vật, đánh cờ, tổ tôm điếm, diễn chèo.
5. TP Hà Nội
* Hội đình Vĩnh Ninh
Thời gian: 13/5 âm lịch.
Địa điểm: Xã Vĩnh Quỳnh, huyện Thanh Trì, TP Hà Nội.
Đối tượng suy tôn: Nàng Tía – tướng của Hai Bà Trưng.
Đặc điểm: Lễ cúng tổ, rước thần truyền thống, diễn cảnh trận giả.
6. Thừa Thiên-Huế
* Hội làng Cổ Bi
Thời gian: 23/5 âm lịch
Địa điểm: Làng Cổ Bi, xã Phong Sơn, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế
Đối tượng suy tôn: Thần khai canh
Đặc điểm: Rước sắc phong từ miếu Dinh ra đình làng, đánh cờ, chọi gà
7. Ninh Thuận
* Lễ Cầu Đảo (của người Chăm)
Thời gian: 18/5 âm lịch, hoặc vào các dịp hạn hán đe dọa
Địa điểm: Tháp Poklông Garai và Pôrôme tỉnh Ninh Thuận
Đối tượng suy tôn: Thần Nông
Đặc điểm: Thầy cúng và người dân địa phương lên tháp lễ thần nông để cầu mưa, cầu xin thần linh phù hộ cho mùa màng bội thu. Lễ vật dâng cúng tế thần có con trâu trắng.
8. Trà Vinh
* Lễ hội cúng biển Mỹ Long
Thời gian: 10 – 12/5 âm lịch.
Địa điểm: Miếu bà Chúa Xứ, thị trấn Mỹ Long, huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh.
Đối tượng suy tôn: Bà Chúa Xứ, Cá Ông.
Đặc điểm: Lễ hội của cư dân ven biển Nam Bộ. Nghi lễ gồm có: lễ nghinh Ông, lễ rước Bà Chúa Xứ, lễ tế Thần Nông.
Trò chơi: nhảy bao, kéo co, bắt cá. (Nguồn: Nhân Dân)