Trước những vụ việc lừa đảo liên tục xảy ra trong thời gian gần đây, trang Live Japan đã đưa ra những thông tin cảnh báo cho những du khách đang có ý định chọn Nhật Bản làm điểm dừng chân
Nhật Bản nổi tiếng là một trong những quốc gia an toàn nhất trên thế giới, tuy nhiên điều đó không có nghĩa là mọi ngóc ngách ở đất nước này đều an toàn tuyệt đối. Đôi khi có những tình huống rất bình thường với người dân Nhật Bản nhưng lại khiến các du khách không khỏi ngỡ ngàng.
Để không gặp phải những câu chuyện oái ăm khi đặt chân đến đất nước mặt trời mọc, hãy bỏ túi những điều sau đây nhé!
Nhớ canh chừng chiếc ô của bạn!
Vâng bạn không nghe nhầm đâu, dẫu là một đất nước được xem là văn minh nhất thế giới thế nhưng nạn trộm cặp vặt tại đây vẫn diễn ra thường xuyên. Người dân nơi đây có thói quen khá phổ biến là dựng các chiếc ô ở lối ra vào của nhiều cửa hàng Nhật Bản, tuy nhiên nếu đó là một ngày mưa thì chiếc ô của bạn rất có thể sẽ “không cánh mà bay” đó.
Một số nơi khác cũng diễn ra hiện tượng phổ biến này là các quán bar và quán rượu. Hãy đảm bảo mang ô theo bên mình ngay cả khi bạn mua sắm và cố gắng không đặt nó ở những nơi dễ mất cắp nhé.
Trộm xe đạp đã gia tăng trong những năm gần đây
Một điều nữa thường xuyên xảy ra ở Nhật Bản là nạn trộm cắp xe đạp. Theo dữ liệu được lấy từ Saitama – một tỉnh nằm cạnh Tokyo thì trong năm 2017, đã có 18,148 trường hợp xe đạp bị đánh cắp, trung bình khoảng 50 xe đạp mỗi ngày, hơn 50% báo cáo thuộc về những chiếc xe đạp không khóa xe.
Bất chấp cho việc thông điệp cảnh báo của chính quyền địa phương Nhật Bản là “Hãy luôn khóa xe đạp của bạn” thì hiện tượng này vẫn xảy ra như cơm bữa. Thế nên hãy nhớ rằng bảo vệ phương tiện di chuyển của mình là điều không hề thừa thãi.
Cẩn thận móc túi ở nơi đông người
Tokyo thường được biết đến là một đô thị văn minh, xác suất bị móc túi so với các nước khác là khá thấp. Tuy nhiên, tại những nơi tập trung những đám đông vào giờ cao điểm thì kẻ xấu sẽ thừa lúc bạn không cẩn thận để “hành nghề”. Vậy nên nếu đi du lịch Nhật Bản và sắp đi qua khu nào tấp nập thì hãy chắc chắn rằng ví hay smartphone của bạn đã được đặt ở vị trí an toàn nhất, khó tiếp cận nhất nhé.
“Xe điên” tại các ngã tư
Ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, tại các ngã tư có làn đường dành cho người đi bộ mà không có đèn giao thông, ô tô phải tạm dừng nhường đường cho người đi bộ. Tuy nhiên, tại các thành phố lớn như Tokyo hay Osaka, lượng xe hơi và taxi không chấp hành luật giao thông rất nhiều, thậm chí không ưu tiên cho người đi bộ luôn! Trước khi băng qua đường, hãy nhớ “nhìn trước ngó sau” để đảm bảo rằng mình được an toàn nhé.
Hạn chế sử dụng điện thoại trên các phương tiện công cộng
Một thông báo phổ biến trên các hệ thống giao thông của Nhật Bản là “Vui lòng tắt các thiết bị di động gần ghế ưu tiên” và ở các khu vực khác là “Vui lòng đặt tất cả các thiết bị di động ở chế độ im lặng”. Đây được xem là cách để mọi người không nói chuyện trên điện thoại trên xe lửa và xe buýt ở Nhật Bản. Điều này xuất phát từ việc mọi người có xu hướng nói to hơn mức cần thiết trong không gian kín, điều này có thể gây ra sự bất tiện cho các hành khách khác.
Ngay cả trong trường hợp khẩn cấp, bạn nên che miệng và nói với giọng nói nhỏ, chú ý đến mọi người xung quanh. Tất nhiên, bạn sẽ bị đánh thuế khi sử dụng điện thoại nơi công cộng, nhưng để tránh những rắc rối không cần thiết, hãy làm theo thông lệ bằng cách hạn chế sử dụng điện thoại càng ít càng tốt.
Tránh hút thuốc trên đường phố
Trên đường phố Nhật Bản, đặc biệt là ở các thành phố lớn như Tokyo đều có lệnh cấm hút thuốc trên đường phố. Đầu những năm 2000, các hình phạt đã được ban hành liên quan đến rác và xả rác, và chỉ một thời gian sau, lệnh cấm hút thuốc trong khi đi bộ đã được ban hành. Ngay cả loại thuốc lá điện tử cũng phải tuân theo lệnh cấm này và một số quận sẽ phạt bạn với các hình phạt từ thấp đến 2.000 yên đến 20.000 yên nếu vi phạm.
Đi tắm suối nước nóng có chill đến mấy thì vẫn nên trông coi đồ đạc
Các suối nước nóng và nhà tắm công cộng đã trở thành một nét văn hoá quen thuộc với người Nhật. Nhiều du khách khi đến đây thường cố gắng thử cho bằng hết những hoạt động này. Nếu bạn cũng nằm trong số đó thì nên lưu ý là không mang quá nhiều đồ đạc đắt tiền bên mình mỗi khi đi tắm suối nước nóng hoặc đến nhà tắm công cộng. Từ tủ khoá (lockers) cho đến cả giỏ đựng đồ đều có thể bị dòm ngó nhé!
Hành vi phá hoại xe hơi tại bãi đậu xe
Năm 2017, số vụ trộm ô tô tại Nhật Bản đã lên tới con số 10,213 vụ. Người ta ước tính rằng có ít hơn 3 sự cố xảy ra mỗi ngày, tuy nhiên hơn 70% các trường hợp này là “trộm cắp không khóa”, và phần lớn các sự cố này xảy ra trên đường và trong bãi đỗ xe.
Ngay cả trong các bãi đỗ xe thu phí, bạn cũng nên cẩn thận vì khả năng xảy ra sự cố rất cao, đặc biệt là các khu giải trí và địa điểm tổ chức sự kiện. Luôn mang theo các vật có giá trị và giữ chúng bên mình, và trong trường hợp bạn phải giữ chúng trong xe, hãy cố giấu chúng càng kĩ càng tốt.
Cẩn thận với các tu sĩ trên đường phố
Trong những năm gần đây, những người giả vờ là tu sĩ đã xuất hiện rất nhiều ở những khu vực thường xuyên có khách du lịch. Họ sẽ mặc trang phục tương tự như một linh mục và đưa ra một huy hiệu vàng hoặc chuỗi hạt tràng, sau đó yêu cầu du khách quyên góp để giúp một mục đích cao cả nào đó. Hãy cẩn thận để không chấp nhận bất kỳ quà tặng nào từ họ, và ngay cả khi một người nào đó trao cho bạn một cách tình cờ, bạn nên giữ bình tĩnh từ chối thanh toán.
Vậy làm thế nào để phân biệt tu sĩ thật – giả? Thực tế là có thể rất khó khăn. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm của nhiều người, các nhà sư giả sẽ có xu hướng xin tiền còn những người chân chính lại khá trầm tính. Bất cứ ai cố gắng bán bùa hộ mệnh, chuỗi hạt hoặc các loại bùa khác trên đường phố, người Nhật Bản đều chắc chắn rằng đây không phải là một nhà sư thực sự.
Nguồn: Live Japan.