11 ĐẶC SẢN MÀ BẠN KHÔNG THỂ BỎ LỠ KHI TỚI MIỀN TÂY

  1. Bún cá

 Đây là một món ăn phổ biến ở miền Tây với những biến tấu khác nhau như bún cá Châu Đốc, bún cá Kiên Giang, bún cá Sóc Trăng,… Không giống món bún cá của người miền Trung được chế biến từ cá biển, bún cá miền Tây được chế biến từ những con cá lóc béo tròn trên các dòng sông, đồng ruộng ở đây. Tuy là một món ăn bình dị nhưng chứa đựng cả một bức tranh quê hài hòa giữa sắc và vị.

2. Cơm tấm

 Ở miền Tây, cơm tấm là một món ăn phổ biến mà bạn có thể thưởng thức ở bất cứ nơi đâu. Không chỉ có cơm tấm sườn, món ăn này được biến tấu khá nhiều như cơm tấm phá lấu, cơm tấm Long Xuyên,… Tuy không có gì đặc biệt, chỉ với một đĩa cơm tấm, bên trên là sườn, phá lấu hay chả cùng ít đồ chua, mỡ hành và chén nước chấm, chỉ đơn giản như vậy thôi nhưng khi thưởng thức bạn mới cảm nhận được hết cái ngon riêng.

3. Cháo cá lóc

Đây là món ăn dân dã, đặc trưng của vùng sông nước miền Tây nhưng lại là một đặc sản để đón tiếp du khách. Cháo cá lóc ở miền Tây thường được chia làm hai loại là cháo cá lóc rau đắng hoặc cháo cá lóc rau mồng tơi. Cá lóc đồng sau khi làm sạch, đem luộc chín, lột da và lấy hết xương, thịt cá trắng tinh được xếp gọn gàng trên đĩa. Tùy sở thích mà người ta có thể ăn kèm món này với nấm rơm, thêm rau đắng hoặc rau mồng tơi, cải xanh.

4. Lẩu mắm

Lẩu mắm là món ăn đã có ở Cần Thơ từ rất lâu đời và được khen là món ăn ngon nhất nhì ở miền. Tây sông nước mà du khách không thể bỏ qua. Nguyên liệu chính được làm từ mắm sặc hay mắm cá linh ở xứ Châu Đốc – An Giang, nước lẩu được nấu từ mắm với nước dừa hoặc nước hầm xương heo.

5. Lẩu cá linh bông điên điển

 Tuy chỉ là một món ăn hương đồng gió nội, nhưng lẩu cá linh bông điên điển chinh phục người ăn ngay từ màu sắc, hương thơm thoang thoảng cùng vị chua thanh của nước dùng. Bên cạnh đó là thịt cá béo ngọt ăn kèm nước mắm nguyên chất, càng làm cho món lẩu này trở nên đậm đà

6. Gà nướng đất sét – Đặc sản miền Tây ngon nức tiếng

Đây là món ăn thường xuất hiện trong những bữa ăn tiếp đãi khách phương xa của người miền Tây. Gà được chọn lựa để làm món gà nướng đất sét là gà ta nuôi thả vườn. Sau khi làm sạch gà, đem bọc lớp lá sen dày dặn bên ngoài, rồi tiếp đến là lớp đất sét dày đắp kín nguyên con gà.

Gà chín nhờ sức nóng của đất sét truyền vào tận bên trong; đến khi lớp vỏ đất bên ngoài nứt ra. Sự hòa hợp từ vị ngọt của gà, mùi thơm thanh mát của lá sen, lá chanh, nấm hương cùng vị mặn của muối, vị cay của tiêu, của ớt, vị chua của chanh chắc chắn sẽ khiến bạn không thể nào quên.

7. Bánh pía

Bánh pía Sóc Trăng không quá ngọt và không quá béo, có thể ăn lai rai không biết ngán. Những người khách phương xa đến đây, khi về ai cũng mua một ít bánh làm quà cho người ở nhà. Chiếc bánh nhỏ bé nhưng ẩn trong đó là hương thơm đậm đà của vùng đất Nam Bộ. Có thể gọi bánh pía là một món ngon miền Tây “được lòng” du khách nhất.

8. Bánh canh

Bánh canh miền Tây có nhiều loại gồm bánh canh giò heo, bò viên, cua, ghẹ, tôm nước cốt dừa… Nước dùng bánh canh sánh, hơi sền sệt được nấu chung với sợi bánh làm từ bột gạo hoặc bột lọc cùng nguyên liệu ăn kèm. Món ăn này đã trở nên que

9. Bò Bảy Núi

Đến đất An Giang, nhắc đến Bò Bảy Núi không ai lại không biết. Bò ở đây đa phần được nuôi thả nên thịt rất ngon, sau khi làm thịt, người ta sạch ruột, bỏ vào đó các loại rau và gia vị rồi đem quay trên thanh sắt lớn. Khi ăn, chỉ việc lấy dao cắt phần thịt muốn thưởng thức. Với cách ăn này, có nơi còn gọi vui là bò tùng xẻo.

Bò Bảy Núi xuất hiện khá nhiều ở các con đường đi Châu Đốc, Tri Tôn, Tịnh Biên. Khi ăn, nhâm nhi thêm chút bia hoạc rượu trắng rồi cùng nhau trò truyện khá thú vị

10. Thịt lợn muối chua

Thịt lợn muối chua là món ăn bắt nguồn từ phong tục của người Mường thường xuất hiện ở các dịp lễ tết, hội hè hay cưới hỏi. Thịt lợn muối chua Long An có mùi vị đặc biệt, vừa bùi vừa ngậy, vừa có vị mặn của muối và vị chua của men rừng, tất cả hòa quyện lại tạo nên một món đặc sản hấp dẫn.

Thịt lợn muối chua rất kỳ công trong cách chế biến, cần phải biết kết hợp với nhiều loại lá rừng, những sản vật sẵn có và những thứ lá ấy như lá quế, lá mít, lá trầu không… đều được xem là bài thuốc quý cho cơ thể.

Thịt lợn dùng để muối chua cần phải được chọn lựa kỹ lưỡng để có thể làm nên chất lượng tốt nhất, ngon nhất. Người ta hay chọn thịt của lợn được nuôi theo kiểu thả rông dài ngày để đảm bảo độ chắc thịt. Sau khi cắt thịt lợn thành từng miếng, ướp muối và giềng khô được giã nhỏ, trộn với rượu nếp cái và ủ với lá rừng, chỉ một đến hai tuần sau đã có thể mở ra và thưởng thức món thịt lợn muối chua đặc biệt này rồi.

11. Cá lóc nướng trui

Cá lóc chính là cá quả, hay cá chuối mà người miền Bắc thường gọi. Món cá lóc nướng trui là một đặc sản ẩm thực của miền sông nước nơi đây.  Người dân chỉ cần xiên một cái que qua miệng con cá đến hết thân, sau đó cắm que này xuống đất rồi chất rơm lên và đốt đến khi nào mùi thơm của cá dậy lên thì bỏ que, cạo lớp vảy đen cháy bên ngoài, cho vào đĩa và rưới mỡ hành lên. Thành phẩm món cá lóc nước xong ra lò có mùi thơm rất hấp dẫn, đó là sự hòa trộn tuyệt vời giữa mùi thơm của cá lóc, mùi thơm của rơm, của đồng quê không lẫn đi đâu được.

Nếu có dịp ghé thăm nơi đây, du khách nên thử ít nhất một lần món cá lóc nướng trui, món ăn dân dã mà vô cùng hấp dẫn. Tuy rằng chỉ là món ăn bình dị, nhưng cá lóc nướng trui rất được ưa chuộng không chỉ với người dân miền Tây mà với tất cả những ai đã từng đến với mảnh đất này, bởi thế mới có câu “Bắt con cá lóc nướng trui – Làm mâm rượu trắng đãi người bạn xa”.

Leave a Reply

0934 599 193
Ms.Giang: 0934 599 193